Diệt những thù hận

20231912 #thoughts #philosophy

Trong Những lựa chọn, mình phân tích một góc nhìn. Tóm gọn là tất cả những ý nghĩ, lựa chọn của chúng ta là sản phẩm của quá trình tương tác, phản ứng của vật chất. Các tương tác sau phụ thuộc vào tương tác trước. Chuỗi tương tác này tiếp diễn từ lúc vũ trụ hình thành đến mãi mãi.

Góc nhìn này làm nảy ra một câu hỏi. Nếu tất cả lựa chọn này là do những tương tác vô tri thì việc phạt tù một kẻ tội đồ là có thích đáng không? Khi những lựa chọn dẫn đến tội ác nằm ngoài quyền kiểm soát của hắn.

Chẳng lẽ chúng ta đổ lỗi cho Big Bang, cho vật lý hay một đấng thần linh nào đó đã khởi động chuỗi tương tác này?

Free will - Tự do ý chí

Để tiếp tục, mình sẽ nói về tự do ý chí hay tự do lựa chọn. Xin dùng từ free will để câu chữ ngắn gọn hơn.

Tưởng tượng anh chàng kia có gia đình hạnh phúc, có vợ và con. Ngày nọ một cơn lốc cuốn qua khiến vợ con anh qua đời. Anh đau khổ, mất nghị lực sống, chỉ muốn chết đi. Đó là những cảm xúc hiện ra trong tâm trí anh.

Anh ta không thể hận thù, vì thiên nhiên là thứ không kiểm soát được. Có muốn cũng chẳng biết thù ai, thù cái gì, vì chả ai biết từ đâu có cơn lốc.

Giờ hãy sửa câu chuyện một tí. Có tên trộm đột nhập vào nhà và giết vợ con anh. Thử nhìn vào tâm trí anh ta lúc này, cũng đau khổ như trường hợp cơn lốc, nhưng sẽ có một cảm xúc mới, hận thù.

"Tại sao lúc này tâm trí anh lại có sự xuất hiện của hận thù?"

"Vì chính tên trộm, chính hắn đã giết vợ con tôi, nếu không có hắn, vợ con tôi vẫn đang còn đây. Tất cả là do hắn và lựa chọn của hắn!"

Phải có kẻ nhận tội

Chúng ta hiểu về hiện tượng tự nhiên, một cơn lốc sẽ xuất hiện khi có đủ điều kiện về nhiệt độ, địa hình... Mỗi yếu tố có một nguyên nhân riêng và nằm ngoài tầm kiểm soát của anh chàng này. Việc kết tội cơn lốc là không thể vì ta cho rằng cơn lốc không có ý thức và khả năng đưa ra lựa chọn.

Muốn trả thù, trước tiên ta phải chọn ra một nhân vật đáng phải nhận nó. Trong trường hợp tên trộm, mọi thứ quá rõ ràng, hắn có hình tướng, giọng nói, có suy nghĩ và hành động. Quá dễ để đi đến kết luận "Là do hắn!".

Free will không tồn tại

Về bản chất, free will là sản phẩm của một quá trình đối chiếumưu cầu công lý.

Cả hai động cơ trên đều xuất phát từ góc nhìn chủ quancảm xúc, không hề dựa vào khoa học hay thứ gì có thể được chứng minh một cách khách quan và logic.

Đầu óc ta có thể cảm nhận rất nhiều thứ, ta thấy vũng nước trên đường nóng khô, thấy ống hút bị gãy tại ranh giới của nước và không khí, thấy bị lửa đốt dù chả có ngọn lửa nào, chỉ là ta đang ăn ớt.

Việc ta thấy mình có "khả năng đưa ra lựa chọn" không có nghĩa là nó có thật. Vì để thay đổi cái gọi là lựa chọn, ta phải thay đổi suy nghĩ, mà suy nghĩ lại chịu ảnh hưởng của neurons, nội tiết, quá khứ, tổ tiên,... Những yếu tố đó lại chịu ảnh hưởng từ nhiều thứ nữa, như bạn thấy đấy, chắc chắn rằng bạn không thể thay đổi mọi thứ. Ngược lại, mọi thứ đó sẽ quyết định lựa chọn của bạn.

Không còn cơ sở để hận thù

Hy vọng bạn đã ngầm nhận ra một điều, chúng ta không thù hận một hành động của ai đó. Chúng ta thù hận thứ đến trước hành động, cái muốn, cái khởi nguồn của hành động. Mình sẽ xâu chuỗi lại mọi thứ để đi đến kết luận.


Khi cuộc sống không có hận thù

Đối với mình, dù có cơ sở hay không thì hận thù vẫn là một cảm xúc không đáng có. Không có nghĩa là mình không hận thù ai bao giờ. Giống như thói thèm ngọt, chính thói quen đó giúp tổ tiên ta sinh tồn. Nhưng trong hiện tại, với sự dư thừa của đồ ngọt, cộng với kiến thức về bệnh tiểu đường, ta cân nhắc bản năng đó. Tùy vào từng thời đại, chúng ta xem xét lại những bản năng.

Thiền sư Thích Nhất Hạnh thường nói rằng hận thù sẽ tạo nên một vòng lặp vô tận. Ta hận người này, ta trả thù họ, họ hận rồi họ trả thù lại ta, ta hận họ...

Chấp nhận rằng không ai có quyền tự do quyết định, ta sẽ hóa giải những hận thù. Tại sao lại thù một người vì những lựa chọn họ không có quyền quyết định? Quá khứ của họ không ai thay đổi được, kể cả họ.

Hãy ngẫm những điều này khi tức giận


Trừng phạt tội phạm

Không lẽ nhà tù là vô ích?

Vì không hận thù thì sẽ không trừng phạt.

Chúng ta phải bỏ tù để trừng phạt họ chứ?!

Vấn đề này xuất phát từ quan niệm chưa đúng về các trại giam. Nhà tù sinh ra không phải để trừng phạt kẻ có tội. Có hai mục đích chính của việc giam cầm:

  1. Tránh giết chóc, cho phạm nhân cơ hội sống tiếp để hướng thiện.
  2. Ngăn họ hại người khác. Tội càng nặng nghĩa là mức độ nguy hiểm càng cao, hành trình hướng thiện càng khó khăn, dựa vào đó đưa thời gian giam cầm phù hợp.

Tóm lại chúng ta giam cầm không để trừng phạt tội phạm. Chúng ta cho họ một nơi để sống và bảo vệ người khác khỏi họ. Do đó nhà tù là cần thiết dù có hận thù hay không.


Kết lại

Chúng ta không thể bỏ tù một cơn lốc nhưng lại có thể xây nhà kiên cố hơn, ngăn chặn khả năng gây thương vong của cơn lốc. Chúng ta không thể trừng phạt tia sét vì tội đốt rừng nhưng có thể xây cột thu lôi để ngăn chặn khả năng gây hại của sét.

Thay vì phí công nghĩ về chuyện trả thù, hãy chặn đứng những việc xấu xa khi chúng chưa kịp xuất hiện. Ngăn chặn việc người khác tổn thương mình, ngăn chặn tổn thất do thiên tai. Nhờ không dành thời gian nghĩ cách trả thù thiên nhiên nên ta có những biện pháp phòng ngừa thiên tai.

Tại sao không nghĩ mỗi phạm nhân cũng là một trận thiên tai, một sự thiếu hụt về cái tốt hoặc là quá tải cái xấu bên trong họ. Những điều đó đến từ môi trường họ lớn lên, họ cũng từng là một em bé, một đứa trẻ. Lúc này ta chú tâm hơn vào giáo dục, vào an sinh xã hội, vào phòng ngừa tội ác thay vì tìm cách trừng trị.


Bài viết liên quan